pantone

Pantone Là Gì? Phân Biệt Hệ Màu Pantone, RGB Và CMYK

Màu sắc được đánh giá là một trong những tiêu chí quan trọng, cần thiết với những ai đang làm trong lĩnh vực thiết kế, in ấn bao bì hoặc tem nhãn. Để có thể đi tìm hiểu rõ hơn về ứng dụng của màu Pantone cũng như phân biệt hệ màu này với RGB và CMYK, chúng ta hãy cùng đón đọc những thông tin sau của Design TNT.

Pantone là gì?

Hệ màu Pantone được nhận xét là những gam màu đã được các chuyên gia nghiên cứu, chuẩn hóa với những đặc điểm kỹ thuật rõ ràng trong pha chế. Bên cạnh đó, hệ màu này còn được đánh mã số cụ thể để đưa vào hệ thống The Pantone Colour Matching System (PMS) để sử dụng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

pantone là gì

Pantone có thể hiểu đơn giản là màu pha, hay màu thứ 5 bên cạnh 4 màu cơ bản của hệ màu CMYK năm 2023. Thông thường Pantone sẽ được pha sẵn theo các thông số kỹ thuật và không giống với một gam màu bình thường nào khác. Vậy nên việc xác định và kiểm tra Pantone cũng sẽ có nhiều điểm mới và khác biệt hơn.

Có thể thấy rằng, Pantone đã và đang dần trở thành một hệ quy chiếu màu tiêu chuẩn được tin chọn nhiều nhất hiện nay. Bởi vì màu sắc này được xem như yếu tố quan trọng, một nhân tố cần thiết trong ngành công nghiệp in ấn, thiết kế toàn cầu.

Xem thêm: Top 10 công ty thiết kế website spa – thẩm mỹ viện ấn tượng

Phân loại bộ mã màu Pantone chi tiết

Có rất nhiều cách để phân loại hệ màu Pantone. Để có thể tìm hiểu về những cách phân loại này, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu 3 cách chi tiết sau đây:

phân loại mã màu pantone

Dựa theo nguyên vật liệu để tạo mẫu

  • Pantone TPX: Đây là một trong những nguyên liệu cơ bản trong bảng màu Pantone. Nó thường sẽ được in trên chất liệu bằng giấy, dùng cho ngành in ấn là chủ yếu.
  • Pantone TCX: TCX là nguyên liệu khác được biết đến trong bảng màu Pantone. Thông thường chúng sẽ được sử dụng để in trên chất liệu là vải cotton, dùng trong ngành nhuộm vải và thời trang.

màu pantone

Dựa theo nhu cầu sử dụng

  • Pantone CMYK: Bộ màu Pantone này thường được dùng trong thiết kế đồ họa.
  • Pantone Formula Guide: Pantone Formula Guide bao gồm bảng mã màu Pantone. Nó được dùng trong những xưởng sản xuất và in ấn.

màu sắc trong thiết kế

Đặc tính của nguyên vật liệu sẽ tiến hành thiết kế

  • Pantone Metallics: Đây là một trong những đặc tính cơ bản của nguyên liệu cấu tạo nên bảng màu Pantone. Chúng được sử dụng trong các thiết kế kim loại.
  • Pantone Neon & Pastel: Đây là một đặc tính khác biệt được thể hiện rõ trên màu Pantone, chúng có thể ứng dụng để thiết kế giấy decal, bảng hiệu.

màu của năm 2023

Xem thêm: 4 cách nhập nguồn hàng áo khoác da nam Trung Quốc giá tận gốc

Phân biệt hệ màu Pantone với RGB và CMYK

Hiện nay, nhiều người dùng có sự nhầm lẫn cơ bản giữa các hệ màu Pantone với màu RGB và CMYK,…. Thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các hệ màu này cũng như các cách phân biệt chúng.

Hệ màu CMYK

Đúng với tên gọi, hệ màu CMYK được cấu tạo từ sự kết hợp giữa 4 màu C-M-Y-K. Tuy nhiên, nếu xét về độ chính xác và đạt chuẩn trong in ấn tem thì hệ màu này không thể sánh bằng Pantone.  Hệ màu Pantone được xem là màu pha được chuẩn hóa có đặc điểm kỹ thuật khác biệt so với hệ màu CMYK. Thông thường, người dùng sẽ ưu tiên sử dụng màu Pantone trong các lĩnh vực về đồ hoạ, đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao. Còn về in ấn, đặc biệt là in ấn offset… thì người dùng thường ưu tiên sử dụng hệ màu CMYK. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai hệ màu CMYK và Pantone.

hệ màu sắc

Hệ màu CMYK được xác định dựa trên các bảng màu sắc đơn giản với những cụm từ viết tắt như sau:

  • Màu C là từ viết tắt của Cyan: Đây là màu xanh lơ.
  • Màu M là từ viết tắt của Magenta: Đây là màu hồng cánh sen.
  • Màu Y là từ viết tắt của Yellow: Thể hiện cho màu vàng.
  • Màu K là từ viết tắt của Black: Thể hiện cho màu đen.

Hệ màu RGB

Hệ màu RGB cũng là một trong những hệ màu quan trọng và dễ bị nhầm lẫn hiện nay. RGB là hệ màu dùng mô hình ánh sáng bổ sung dựa trên 3 màu gốc là đỏ, xanh lá và xanh lam. Thông qua sự thay đổi về tỉ lệ màu cơ bản, nhiều tone màu đã được hình thành và xuất hiện nhiều hơn.

màu rgb

Tóm lại, CMYK và Pantone được đánh giá là hai hệ màu khác nhau, điểm phân biệt cơ bản giữa hai hệ màu này nằm ở mức độ chính xác. Pantone sẽ phù hợp để phối những màu trong lĩnh vực đồ hoạ, kỹ thuật còn màu CMYK sẽ hạn chế hơn trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, chi phí để in màu Pantone cũng tốn kém hơn nên khi lựa chọn màu Pantone chúng ta cần cân nhắc đến các kinh phí dự kiến. Hơn nữa, khi muốn in màu Pantone thì chúng ta cần phải chắc chắn rằng máy in đã có các bộ màu riêng biệt cho từng công việc khác nhau nhằm giúp cho việc in ấn và thực hiện công việc được diễn ra dễ dàng hơn.

Xem thêm: Top 7 dịch vụ thiết kế nội thất đẹp nhất TPHCM

Màu Pantone được ứng dụng trong lĩnh vực nào?

Như chúng ta được biết, màu Pantone được xem là một loại màu công nghiệp. Hệ màu này đang được sử dụng nhiều, rộng rãi trong lĩnh vực in ấn tem nhãn, logo cài áo, túi giấy, bao bì giấy,… Với tiềm năng và tầm quan trọng trong in ấn, nhiều đơn vị đã áp dụng hệ màu Pantone trong việc sản xuất tem in, tem dán,…

màu sắc dùng trong design

Trong đó, Design TNT cũng được xem là một địa chỉ in ấn tem kim loại như: tem inox, tem đồng, tem nhôm phay xước… uy tín và được biết đến nhiều hiện nay. Nơi đây ứng dụng công nghệ màu Pantone vào trong việc sản xuất và tạo nên các mẫu tem chất lượng và giá thành phải chăng. Với hơn nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực in ấn tem, Design TNT sẽ là một trong những địa chỉ đáng tin cậy mà chúng ta không nên bỏ qua.

Bên cạnh được sử dụng trong lĩnh vực in ấn tem, hệ màu Pantone cũng được tin chọn và ưu tiên sử dụng trong nhiều lĩnh vực đa dạng khác nhau như: Thiết kế thời trang, nhuộm vải, sơn phun, sơn tĩnh điện trên bề mặt kim loại, hoặc chế tạo những vật liệu nhựa,…

Xem thêm: Những Cách Marketing Spa Hiệu Quả Được Nhiều Doanh Nghiệp Tin Dùng

Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra màu sắc bằng Pantone

Mỗi một màu sắc đều sẽ có một mã nhận dạng khác nhau. Vậy nên để có thể sử dụng các gam màu này, chúng ta cần tìm chính xác mã màu đó để kiểm tra và tận dụng tối đa mọi nguồn lợi mà nó đem đến.

kiểm tra màu sắc

Đối với hệ màu Pantone, ngoài mã số để thể hiện sắc độ, hệ màu sẽ kèm theo những chữ cái C-M-U dùng để thể hiện hiệu ứng thay đổi phù hợp với từng chất liệu giấy in riêng. Đặc biệt, đối với in tem nhôm, tem hợp kim,… việc kiểm tra và phân loại màu sắc bằng Pantone là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

  • C là từ viết tắt của Coated. Nó có nghĩa là giấy có lớp tráng phủ giống giấy Couche.
  • U là từ viết tắt của Uncoated. Đây là một loại giấy không tráng, tương tự giấy Fort.
  • M là từ viết tắt của Matte. Đây là một mẫu giấy mờ.
  • Q là từ viết tắt của Opaque. Nó nhằm để chỉ màu sắc sẽ được in trên bề mặt nhựa đục.
  • T là từ viết tắt của Transparent. Đây là màu sắc được in trên bề mặt nhựa trong.

Nếu như bạn đang muốn tìm kiếm cho mình một đơn vị, địa chỉ in tem nhôm, tem hợp kim thì có thể liên hệ đến Design TNT qua website https://temkimloai.com.vn/. Sản phẩm tem nhôm, tem hợp kim tại Design TNT sẽ mang đến sự hài lòng cho mọi người dùng:

  • Các mẫu tem nhôm, tem in được gia công từ công nghệ in hiện đại, không phay xước nhờ lớp sơn bảo vệ, giúp cho sản phẩm thêm phần đa năng và có thể kéo dài tuổi thọ.
  • Tem nhôm giá rẻ với chất lượng tốt nhưng vẫn có thể đảm bảo vẻ bề ngoài sang trọng, bền màu và đạt độ thẩm mỹ cao.
  • Các mẫu tem đều sẽ được sản xuất trực tiếp bởi Design TNT, cam kết không qua đơn vị trung gian hay bất kì một đơn vị nào khác.
  • Thời gian in mác tem nhôm nhanh chóng, thời gian giao hàng tiện nghi,… giúp cho khách hàng có thêm nhiều trải nghiệm mới.
  • Tem nhôm, tem hợp kim tại Design TNT áp dụng công nghệ phân biệt hệ màu Pantone hiện đại, giúp cho mẫu tem luôn đạt chuẩn về chất lượng lẫn công năng.

màu sắc đẹp

Trên đây là toàn bộ các nội dung liên quan đến màu Pantone. Với những nội dung chia sẻ ở trên, Design TNT hy vọng rằng bạn đọc sẽ có cho mình thêm nhiều kiến thức và cách ứng dụng Pantone vào trong cuộc sống hiện đại.

Xem thêm: Infographic là gì? Templates và hướng dẫn cách làm Infographic