Thiết kế UI UX chắc hẳn cũng không còn xa lạ đối với các nhà phát triển, các đơn vị, công ty thiết kế website. Đặc biệt trong thời buổi hiện nay các doanh nghiệp đều dành nhiều sự quan tâm đến cho hình ảnh, thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Các công ty, doanh nghiệp muốn phát triển và tồn tại trong những năm tới đây đều cần phải có các nền tảng để tương tác với khách hàng như website, ứng dụng… Tuy nhiên để có cái nhìn rõ ràng hơn về UI UX thì không hẳn ai cũng biết. Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết sau để có nhìn nhận rõ ràng hơn về UI UX.
Những kiến thức cơ bản về UI UX
1. UI UX là gì ?
-
UI là gì ?
User Interface (UI) hiểu đơn giản thì đây là giao diện người dùng. UI bao gồm hình ảnh, màu sắc website, chữ viết, bố cục,… hiển thị cho người dùng xem và thao tác . Ở một lĩnh vực khác cụ thể là trong thiết kế thì UI đóng vai trò như là một người truyền tải thông tin từ doanh nghiệp đến người dùng.
-
UX là gì?
Công việc thiết kế trải nghiệm người dùng đã được hình thành từ lâu và cụm từ User Experience (UX) đã được xuất hiện từ những năm 1990s tuy nhiên vẫn còn có nhiều câu hỏi về sự định nghĩa chính xác của nó. Theo như Donald Norman– kĩ sư UX đầu tiên của Apple và cũng là người đã cho ra đời cụm từ “User Experience Design” (thiết kế trải nghiệm người dùng) chia sẻ thì ông muốn bao hàm tất cả mọi khía cạnh của trải nghiệm của người dùng bằng một hệ thống. Hệ thống đó sẽ đánh giá liệu thiết kế có tốt không và có thể cải thiện như thế nào.
UI là con đường đưa bạn đến nơi bạn muốn, và UX là tất cả những gì mà bạn trải nghiệm khi đã đến nơi – Jason Ogle . Các nhà thiết kế cần kết hợp hài hòa hai yếu tố này để tạo ra cho người dùng sự trải nghiệm tuyệt vời. Có như vậy các bạn mới có thể duy trì được trên xã hội cạnh tranh hiện nay.
2. UI Design là gì? UX Design là gì?
UI UX nên được hiểu chính xác là 2 quy trình khác nhau nhưng có mục đích giống nhau nên sẽ có những yếu tố nhất định liên quan đến nhau.
-
UX Design
UX Design là thiết kế để làm người dùng hài lòng nhất có thể khi trải nghiệm một sản phẩm hoặc một loại dịch vụ của dự án. Những trải nghiệm mà nếu bình thường bạn sẽ không nhận ra là UX đang giao tiếp với mình như: màn hình chờ được thiết kế để người dùng không cảm thấy là đang chờ quá lâu, hình thức thanh toán được thiết kế để người dùng dễ nhập thông tin hơn, ứng dụng Internet Banking của bạn hoạt động và quản lý dễ hơn của ngân hàng khác… Theo Các chuyên gia tại https://websitenhaphang.com/ – chuyên thiết kế website nhập hàng Trung Quốc, Order hàng quảng châu và hệ thống thì UX đã xuất hiện từ lâu và nó không chỉ gói gọn trong việc thiết kế ứng dụng hay web, app điện thoại, những công trình như công viên giải trí cũng là một ví dụ của UX Design. Trong khi đó việc thiết kế website tăng trải nghiệm người dùng cực kỳ quan trọng để đạt được mục tiêu chuyển đổi của khách hàng khi sử dụng website hoặc app.
Nhiệm vụ của UX Designer
UX Designer với nhiệm vụ lên chiến lược và nội dung phân tích các đối thủ cạnh tranh, phân tích người dùng cũng như là đưa ra chiến lược sản phẩm và phát triển, hoàn thiện nội dung. Bên cạnh đó các UX Designer còn phải xây dựng sản phẩm mẫu, kiểm tra và lên kế hoạch để phát triển. Cùng với đó họ còn phải phối hợp với các UI Designer để tạo ra cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất. Kể đến đây các bạn cũng thấy được gánh nặng của UX Designer hơn nhiều so với UI Designer. Họ vừa phải thiết kế và vừa phải quản lý dự án. Cuối cùng sau khi hoàn tất công việc UX Designer sẽ đưa ra các bản thử nghiệm sau đó chọn lọc để thoải mái nhu cầu của người dùng.
-
UI Design
UI Design có thể được xem là cầu nối giữa người dùng với một thiết bị điện tử hoặc sản phẩm mà bạn có thể tương tác như màn hình điện thoại, hoặc là màn hình hiển thị của các máy ATM, máy bán nước tự động, máy pha cà phê… UI Design bao gồm những thiết kế đồ họa hiển thị khi tương tác với người dùng như logo, icon, nút bấm, màu sắc, font chữ, hình ảnh, typography... Mục tiêu lớn nhất của một UI Design là thiết kế một giao diện dẫn dắt người dùng tốt từ điểm A tới điểm B, không để người dùng phải suy nghĩ xem đang ở bước nào hoặc cần phải làm gì tiếp theo mà tất cả quy trình đã được tối giản nhờ UI Design. Khi bạn xem một tấm hình trên instagram và bạn thấy bên dưới ảnh có 3 chấm tròn, bạn sẽ biết rằng còn nhiều ảnh nữa và vuốt từ phải sang trái để xem thêm mà không cần thêm bất cứ sự hướng dẫn nào nữa, đó là những gì mà UI Design sẽ đem đến cho bạn.
Nhiệm vụ của UI Designer
Việc chính của UI Designer là phân tích nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu về sản phẩm, những đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm từ đó đưa ra những kế hoạch thiết kế, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và phát triển nội dung cho website hoặc ứng dụng. UI Designer sẽ phải hợp tác và liên tục làm việc với UX Designer để truyền tải đúng những gì dự án cần nhưng tất cả những gì UI Designer cần làm là tập trung hoàn toàn vào xây dựng hình ảnh cho thương hiệu.
III. Sự khác nhau giữa UI và UX
Tuy UI và UX có mối quan hệ mật thiết với nhau song chúng vẫn mang những điểm riêng biệt. Với mỗi nền tảng chúng ta đều cần kiến thức chuyên môn riêng và khác nhau.
Với UI khi các bạn làm việc các bạn cần thực sự thận trọng trong giao diện người dùng. Các bạn phải tạo ra được một giao diện bắt mắt, cuốn hút nhưng vẫn phải bảo toàn được bản chất cốt lõi của sản phẩm mà các bạn kinh doanh. Không thể vì hoa mỹ mà quên đi cái cốt lõi cho người dùng, ngược lại cũng không thể vì bản chất cốt lõi mà tạo ra một giao diện nhàm chán, thiếu tính sáng tạo được.
Hơn nữa các UI Designer cần phải rèn luyện cho bản thân tính tỉ mỉ tính lắng nghe,… Có như vậy các bạn mới có thể tạo nên một giao diện phù hợp với người dùng được. Ví dụ như các UI Designer phải cân nhắc trong lựa chọn dùng lưới 4×4 hay 3×3 cho các icon ngoài màn hình thậm chí là icon đó nên để nút vuông hay nút tròn. Cái này để icon này đã hợp lý với ngữ cảnh chưa hay phải sử dụng icon khác,…. và hàng loạt các việc làm khác. Không chỉ tạo một cái icon là xong mà các UI Designer còn phải xem xét đến cả màu sắc của icon. Bởi lẽ họ phải sử dụng icon đó trong toàn bộ giao diện của họ. Ngoài ra các vấn đề về màu sắc, font chữ,… đều rất quan trọng đối với một dự án UI.
Theo CEO Matt Long tại Groove Technology (professional software company at Australia, VietNam) Đối với UX Designer lại khác. Mối quan tâm hàng đầu của UX Designer là cảm giác, ý kiến, suy nghĩ … tất cả trải nghiệm của người dùng trong quá trình sử dụng sản phẩm. Tức là người dùng phải có được sự trải nghiệm tốt nhất, các web – app ứng dụng phải đảm bảo dễ dùng nhất cho người dùng. Ví dụ như khi bạn ngồi trong phòng có điều hòa để được mát mẻ thì nhất định cái điều hòa đó phải hoạt động tốt nhất,…
Cũng như vậy với các UX Designer họ phải cân nhắc trong việc tạo ra một website hoặc một web app, app thật thân thiện với người dùng, làm sao để người dùng giữ các web, app của mình ở lâu hơn trong máy của họ. UX Designer phải hiểu người dùng là ai? Họ muốn gì khi vào web hợc ứng dụng? Ví dụ đối với những app phần mềm quản lý phòng trọ cần phải hiểu người dùng họ cần gì, họ cần thông báo tổng quan về các thông tin phòng mà họ đang quản lý ngay khi họ vào màn hình chính, hay sự dễ dàng biết được nhà khu vực nào tới hạn hoặc còn trống.
Nhìn chung các UX Designer phải tìm hiểu từng chi tiết về người dùng. Tuy nhiên điều này cũng khiến các UX Designer dễ bị quên đi phần giao diện đẹp mắt. Chính vì thế hay bộ phận này cần kết hợp thật ăn ý với nhau để có được một bản hoàn chỉnh cho người dùng.
IV. Kết luận
Nhìn chung UI, UX đều có những điểm khác nhau nhất định. Nếu không có UI các bạn sẽ gặp phải một giao diện nhàm chán. Ngược lại nếu không có UX người dùng chúng ta sẽ gặp phải những lập trình phần mềm khó sử dụng. Có thể nói chỉ cần thiếu một trong hai thứ trên người dùng chúng ta sẽ đều có trải nghiệm không tốt về sản phẩm. Hiểu được điều này các doanh nghiệp lớn và nhỏ đều rất quan tâm đến chúng. Qua đó nhằm hoàn thiện một thế giới công nghệ lành mạnh, và đầy tốt đẹp. Đồng thời đây cũng là sự lên tiếng cho sự phát triển trong thời gian tiếp theo của UI và UX.
Hy vọng với bài chia sẻ trên đây các bạn có được cái nhìn nhận cụ thể hơn về UI, UX. Đồng thời cũng định hướng được cho bản thân mình nên theo cái nào. Đâu là điểm mạnh của mình để phát triển một cách tối ưu nhất.